TƯ VẤN THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Thiết kế PCCC là yêu cầu bắt buộc ở mọi công trình, phải tuân thủ theo các định mức, chứng chỉ và thực hiện bởi công ty tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp. VQTECH tự tin là địa chỉ hàng đầu mà bạn nên lựa chọn với quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng đã được khẳng định qua rất nhiều dự án thành công.
Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!
1. Thiết kế phòng cháy chữa cháy là gì?
Thiết kế PCCC là thiết kế cả một hệ thống mang tính kết nối cao với tác dụng để phòng cháy và chữa cháy kịp thời. Đây là một hệ thống với kết cấu không hề đơn giản, đòi hỏi tính kỹ thuật cao, chính xác tuyệt đối cho các công trình. Bởi lẽ hệ thống PCCC chính là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm tính an toàn, và quyết định công trình có đủ điều kiện đi vào vận hành hay không.
Việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy đòi hỏi phải được thực hiện bởi những công ty, kỹ sư thiết kế PCCC với chứng chỉ thiết kế phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy sẽ bao gồm việc tư vấn thông tin, lên bản vẽ thiết kế, lựa chọn vật liệu PCCC. Thậm chí một số đơn vị cung cấp thêm dịch vụ thi công hệ thống PCCC đi kèm tuỳ theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
Việc thiết kế PCCC sẽ áp dụng cho các căn hộ, toà nhà, khu chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện,… Đa phần ở đây là các công trình lớn nhưng nhiều tư gia vẫn thuê đơn vị tư vấn thiết kế PCCC nhằm đảm bảo an toàn lên mức tối đa.
2. Các hệ thống trong thiết kế PCCC
Thiết kế PCCC theo tuỳ từng công trình, chi phí đầu tư, mục đích sử dụng mà có thể thay đổi. Tuy nhiên thì một hệ thống cơ bản chung sẽ chia thành 2 phần là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Các thiết bị được thiết kế kết nối chặt chẽ với nhau, hoạt động tuần hoàn để có thể kịp thời xử lý khi có hoả hoạn nhanh chóng nhất.
2.1. Hệ thống báo cháy
Khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, đây chính là hệ thống không thể thiếu. Tác dụng đúng như tên gọi, hệ thống báo cháy sẽ đưa ra cảnh báo sớm khi có nguy cơ cháy xảy ra và phát thông tin báo động để mọi người kịp thời di tản, xử lý nhanh chóng.
Thiết kế của hệ thống báo cháy sẽ bao gồm:
- Thiết bị cảm biến khói: Có khả năng tự động nhận biết khói và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt chuông báo động. Thiết bị này được lắp đặt ở nhiều nơi, hoạt động 24/24h, dễ bảo trì và chi phí cũng khá thấp.
- Thiết bị đầu báo nhiệt: Cơ chế hoạt động của đầu báo nhiệt là dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh. Cụ thể khi nhiệt độ ở nơi lắp đặt đạt đến ngưỡng xác định thì đầu báo cháy sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy. Thiết bị này thường được lắp đặt ở các khu vực dễ cháy, có giá thành rẻ và nay còn được tích hợp với phần mềm trên điện thoại thông minh vô cùng tiện ích.
Hệ thống báo động hiện nay có thể là kiểu chuông truyền thống, loa cung cấp cảnh báo hay điều khiển bằng giọng nói gồm các lời cảnh báo đã được ghi âm trước đó. Hệ thống này thường sẽ được kết nối với các hệ thống khác để thực hiện các chức năng tự động như: đóng cửa chống cháy, ngắt thang máy, mở vòi phun nước chữa cháy, hệ thống thông gió, thoát khói,…
2.2. Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy khi thiết kế PCCC thì phải dựa theo công năng sử dụng ở từng công trình mà lựa chọn cho phù hợp. Các hệ thống chữa cháy thông dụng hiện nay bao gồm:
-
Hệ thống chữa cháy Sprinkler
Đầu phun sprinkler sẽ bị kích hoạt ở mức nhiệt độ đã được cài đặt để phun nước trực tiếp bằng đám cháy. Hệ thống này dễ lắp đặt, chi phí thấp, dễ bảo trì nhưng sẽ không phù hợp với các khu vực phòng máy, hay phòng chứa các sản phẩm dễ bị hư hại nặng khi gặp nước.
-
Hệ thống chữa cháy bằng hóa chất khô
Thay vì nước thì hệ thống này sẽ phun khí chữa chat vào được cả những nơi khó ra vào nên rất phù hợp để lắp đặt ở các phòng máy móc, kho nguyên liệu dễ cháy, cảng,… Chất khi được phun ra vừa có tác dụng chữa cháy vừa cân bằng được lượng oxy cần thiết cho con người hô hấp tạm thời, an toàn cho các vật dụng, máy móc.
-
Hệ thống chữa cháy CO2
Áp dụng ở các môi trường lắp đặt thiết bị, máy móc có giá trị cao. Cơ chế chữa cháy là bằng hỗn hợp không khí và CO2 loãng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng hệ thống này khi không còn ai ở trong khu vực chữa cháy nữa vì khí CO2 rất độc hại.
-
Hệ thống chữa cháy bằng bọt
Khi được kích hoạt, hệ thống sẽ phun ra loại bọt bao phủ lên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Ưu điểm của loại bọt này là làm giảm thiểu lượng nước cần dùng, giảm ô nhiễm, tránh gây hư hại cho thiết bị, hàng hoá ở nơi chữa cháy.
-
Hệ thống bảo trì trong thiết kế PCCC
Khi tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy, sẽ là một thiếu sót rất lớn khi không có thiết kế bảo trì PCCC. Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC thường xuyên sẽ đảm bảo được hoạt động ổn định, tính chính xác cao nhất. Do vậy mà khi thiết kế PCCC, hãy đảm bảo rằng công việc bảo trì được diễn ra đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng.
3. Quy chuẩn và tiêu chuẩn về thiết kế PCCC
Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy là một hạng mục mang tính quan trọng đặc biệt. Theo Nghị định số 136/2020 NĐ-CP, Điều 15 Luật phòng cháy và chữa cháy thì thiết kế phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn thẩm định thì mới được đi vào hoạt động.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết kế PCCC đã có những văn bản, nghị định cụ thể bao gồm:
- Về quy chuẩn thiết kế PCCC: Nghị định 136/2020 NĐ-CP; Quy chuẩn QCVN06-2021/BXD và Quy chuẩn QCVN 04-2019/BXD
- Tiêu chuẩn thiết kế được nêu trong các TCVN thiết kế PCCC tương ứng với từng hệ thống, thiết bị báo cháy được lắp đặt cụ thể.
Hay nói một cách dễ hiểu thì việc tư vấn thiết kế hệ thống PCCC phải đảm bảo được 3 mục tiêu là:
- Giữ an toàn cho tính mạng con người.
- Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về tài sản.
- Hệ thống phải được hoạt động ổn định, liên tục, không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, kinh doanh.
4. Tầm quan trọng của việc tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy
Việc tính toán thiết kế hệ thống PCCC cần phải được thực hiện phân tích các thành phần xây dựng theo gói tổng thể. Bởi lẽ, hệ thống PCCC không nằm riêng lẻ mà nó cần đảm bảo sự hài hoà, phù hợp với cả các hệ thống khác trong toà nhà.
Yêu cầu khi thiết kế PCCC là phải chặt chẽ, chính xác, khoa học. Mỗi công trình sẽ cần có những hệ thống PCCC và cách lắp đặt khác nhau. Và dĩ nhiên thì điều này phải cần đến một công ty thiết kế phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp thực hiện.
Khi thiết kế PCCC cần có sự họp bàn, làm việc phối hợp từ nhiều bên là: chủ đầu tư, kỹ sư PCCC, nhà thầu xây dựng, đơn vị thi công lắp đặt. Hệ thống PCCC không phải là khi toà nhà đi vào hoạt động rồi mới lắp đặt, mà phải tính toán ngay từ khi công trình đang trong quá trình xây dựng.
Đặc biệt khi hệ thống PCCC lắp đặt ở các toà nhà có đông cư dân, hay các nhà xưởng, nhà máy có hệ thống thiết bị, kho hàng khổng lồ, chúng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các quy định và cả việc thẩm định thiết kế PCCC ngày càng được siết chặt để đảm bảo tính an toàn cao nhất cho mọi công trình.
Các công ty tư vấn phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp không chỉ có kỹ năng về chuyên môn, mà còn có kinh nghiệm thực tế xây dựng hệ thống phù hợp cho từng công trình, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn để công trình được đưa vào vận hành.
5. Các bước thiết kế hệ thống PCCC và thẩm định hồ sơ thiết kế PCCC
Một quy trình tư vấn thiết kế hệ thống PCCC tiêu chuẩn cần bao gồm các bước đầy đủ như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, đánh giá sơ bộ về công trình và đưa ra tư vấn PCCC cho khách hàng.
Bước 2: Khảo sát công trình trên thực tế để lên phương án thiết kế PCCC phù hợp.
Bước 3: Lập bản vẽ thiết kế PCCC.
Bước 4: Lập hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy và gửi đi thẩm định với cơ quan PCCC.
Bước 5: Tư vấn về lựa chọn nguyên vật liệu thi công công trình cụ thể.
Bước 6: Xây dựng tiến độ, quy trình thiết kế PCCC
Bước 7: Tiến hành thi công lắp đặt theo yêu cầu
Bước 8: Công trình sau khi hoàn thiện không chỉ có khách hàng nghiệm thu mà còn phải được cơ quan PCCC nghiệm thu mới hoàn thành.
Bước 9: Có chế độ bảo hành công trình định kỳ, kiểm tra hoạt động các thiết bị.
Dĩ nhiên mỗi đơn vị tư vấn thiết kế PCCC có thể có những thay đổi một số bước trong quy trình nhưng về cơ bản thì cần phải đảm bảo cả về phần tư vấn, thiết kế cho đế thẩm định hồ sơ, thẩm định công trình cho đến khi hoàn thành.
6. Định mức thiết kế phòng cháy chữa cháy
Định mức thiết kế PCCC sẽ bao gồm các loại chi phí như sau:
- Chi phí thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC. Mức phí này được phân loại theo tính chất của công trình: dự án công trình xây dựng và phương tiện giao thông cơ giới.
- Chi phí tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy thì phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, diện tích mặt bằng, hệ thống PCCC cần lắp đặt, các yêu cầu riêng từ khách hàng.
- Chi phí thi công hệ thống PCCC dựa trên bản vẽ thiết kế nêu trên.
Như vậy thì ngoài chi phí thẩm duyệt hồ sơ, các mức chi phí thiết kế PCCC khác thì gần như không có định mức cụ thể nào. Tuy nhiên, khách hàng có thể tham khảo về định mức thiết kế PCCC từ nhiều đơn vị khác nhau, xét duyệt thêm cả về năng lực, dịch vụ hỗ trợ của họ để từ đó lựa chọn công ty phù hợp cho mình.
7. Tiêu chuẩn để chọn công ty tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy
Hiện nay, dịch vụ tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy trở nên rất phổ biến do nhu cầu sử dụng tăng cao. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả thì khi lựa chọn, bạn nên xét duyệt theo các tiêu chí như sau:
- Công ty chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, có đội ngũ kỹ sư thiết kế PCCC được đào tạo bài bản, tư vấn nhiệt tình. Tốt nhất là nên xem xét kỹ về hồ sơ năng lực của công ty.
- Đảm bảo có đầu đủ chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế PCCC theo nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Dịch vụ hỗ trợ, cam kết về chất lượng, trách nhiệm, tiến độ thực hiện để phối hợp với chủ đầu tư cùng các bên liên quan.
- Cuối cùng dĩ nhiên là lựa chọn một đơn vị thiết kế PCCC có tâm, có tầm với mức chi phí phải chăng, xứng đáng với chất lượng dịch vụ cung cấp.
Và nếu bạn đang cần tìm một đơn vị như thế, hãy tham khảo ngay về VQTECH!